Đầu tiên là những nguyên nhân chủ yếu khiến sản phẩm gạch ốp lát có chất lượng thấp:
– Nhiệt độ, thời gian nung chưa đúng và đủ đến mức quy định dành cho sản xuất sản phẩm gạch ốp lát.
– Rút bớt nguyên liệu hoặc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng. Một số nhà sản xuất không lựa chọn, sàng lọc cẩn thận trước khi đưa vào sản xuất, khiến sản phẩm gạch ốp lát vẫn còn chứa những chất gây hại sức khỏe người sử dụng như một số kim loại nặng (Sắt, chì,…) hoặc những vi khuẩn từ tự nhiên khác.
– Rút ngắn công đoạn sản xuất, tự ý bỏ qua một số khâu.
Những sản phẩm gạch ốp lát chất lượng thấp có độ cứng thấp, độ hút nước cao khiến tuổi thọ sản phẩm ngắn, trong quá trình sử dụng thì bề mặt sản phẩm sớm bị phai màu, xuống cấp, đồng thời gây khó khăn trong quá trình vệ sinh, khó làm sạch mà bề mặt sản phẩm dễ bị trầy xước,… làm giảm vẻ đẹp của công trình. Không chỉ vậy, những tạp chất chưa được loại bỏ có trong sản phẩm bao gồm những kim loại nặng như Chì, Sắt,… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
Để có thể nhận ra những sản phẩm gạch ốp lát chất lượng thấp, bạn có thể để ý những đặc điểm cảm nhận trực quan như sau:
– Trong cùng một lô sản xuất, kích thước của các viên gạch không bằng nhau, thậm chí sai lệch hoàn toàn so với kích thước chuẩn của dòng sản phẩm ấy.
– Bề dày của viên gạch không đồng đều mà có chỗ dày, chỗ mỏng.
– Góc cạnh viên gạch không được mài nhẵn mà sần sùi, nhám sạm.
– Mặt men gạch mờ nhạt, đường nét hoa văn không sắc nét, chỗ đậm chỗ nhạt.
– Mặt sau viên gạch thường không đề tên nhà sản xuất, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Dù được cắt mài thủ công hay bằng máy thì đường cắt vẫn không đều, không thẳng.
– Cầm viên gạch trên tay cảm giác nhẹ, không chắc chắn.
Hy vọng một số dấu hiệu trên đây có thể giúp bạn dễ dàng phân biệt các sản phẩm gạch ốp lát theo chất lượng của chúng, tránh mua phải những sản phẩm gạch chất lượng kém, gây tổn kém và ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.